Phương pháp giáo dục

Thứ bảy - 03/06/2017 14:34
Là cốt lõi của hệ thống phương pháp giảng dạy tại Hệ thống trường Mầm non Hoa Sữa, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khuyến khích tiềm năng của mỗi trẻ được phát triển tối ưu, góp phần hiệu quả vào việc hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách cho trẻ.
Phương pháp giáo dục
Là cốt lõi của hệ thống phương pháp giảng dạy tại Hệ thống trường Mầm non Hoa Sữa, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khuyến khích tiềm năng của mỗi trẻ được phát triển tối ưu, góp phần hiệu quả vào việc hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách cho trẻ.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bắt đầu từ tôn trọng sự khác biệt

Thực chất của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đó là hệ phương pháp dạy – học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy – tự học, được xem như là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Trong giáo dục mầm non, lấy trẻ làm trung tâm là đặt đứa trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục, xem cá nhân mỗi trẻ với những nhu cầu, hứng thú và năng lực riêng – vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của môi trường giáo dục phong phú đa dạng, để cho tiềm năng của mỗi trẻ được phát triển tối ưu, góp phần hiệu quả vào việc hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách cho trẻ.

Mỗi đứa trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt với những nhu cầu, hứng thú và khả năng khác nhau. Mỗi trẻ đến trường đem theo một nhân cách riêng, một nền văn hóa riêng với những giá trị cốt lõi riêng. Và mỗi đứa trẻ có một cách học riêng, với tốc độ riêng và thành công theo cách riêng của trẻ. Hiểu được điều đó để nhà giáo dục có cách ứng xử và tác động phù hợp với từng trẻ, tránh áp đặt hay giáo dục cào bằng. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo:
  • Nhu cầu, hứng thú, khả năng của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và và được tôn trọng
  • Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công
  • Trẻ có thể học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua vui chơi
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Hệ thống Mầm non Hoa Sữa được kết cấu theo tiêu chí “5 trong 1” hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ, đảm bảo hướng tới mục tiêu giáo dục mầm non quốc gia, mặt khác được thực hiện để hướng tới sự phát huy tối đa tiềm năng của từng trẻ. Chương trình được kết cấu dựa trên chương trình giáo dục mầm non quốc gia và các chương trình bổ trợ được thiết kế riêng của trường bao gồm chương trình Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật), Thể chất, tiếng Anh và Giáo dục kỹ năng sống.

Nội dung được thiết kế lồng ghép, tích hợp theo các lĩnh vực phát triển và tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng, trong môi trường giàu tính trải nghiệm. Mỗi hoạt động được thiết kế và tổ chức luôn dựa trên hứng thú, nhu cầu và khả năng của từng trẻ trong nhóm lớp.

1. TIẾP THU TRIẾT LÝ GIÁO DỤC MẦM NON MONTESSORI

Phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác  này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình.

Môi trường giáo dục Montessori

  • Môi trường vật chất: đã được chuẩn bị và sẵn sàng đáp ứng
  • Môi trường xã hộ:
    • Thể chế gia đình
    • Tập trung vào sự phát triển và sự tiến bộ cá nhân
    • Đánh thức và nuôi dưỡng tính nhân văn
Trẻ em Montessori
  • Học tập bằng trải nghiệm
  • Hoạt động không gò bó
  • Học tập chủ động
  • Hoạt động tự lực
  • Tự do trong khuôn khổ
  • Động cơ học tập từ bên trong
  • Hợp tác và cộng tác hơn là thi đua
Giáo viên Montessori
  • Quan sát trẻ hoạt động
  • Cung cấp học liệu cho trẻ
  • Làm gương tốt cho trẻ
  • Thu hút một cách tôn trọng, không áp đặt trẻ
  • Điều chỉnh chiến lược giáo dục cho phù hợp với từng cá nhân trẻ
  • Thiết kế môi trường
Giáo cụ Montessori
  • Gồm vật thật và mô hình
  • Phát triển 5 lĩnh vực: giác quan, kỹ năng cuộc sống, ngôn ngữ, toán, địa lý và văn hóa.
  • Có chức năng “Giáo dục tự động”

Từ việc thấu hiểu kiểu trí thông minh ở trẻ sẽ tạo cơ hội cho trẻ thành công theo cách riêng của chúng. Tất cả trí thông minh đều từ giai đoạn đầu của đời người mà phát triển nên. Thời ấu thơ là thời kỳ phát triển trí thông minh, có thể phát triển trẻ mang trí thông minh bác học sau này, hoặc cũng có thể phát triển trí thông minh ấy để sống một cách vui vẻ.

2. ỨNG DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ THÔNG MINH TRONG GIÁO DỤC TRẺ NHỎ

Bởi trẻ có 8 loại trí thông minh khác nhau: Trí thông minh ngôn ngữ, Trí thông minh Lô gic Toán học, Trí thông minh Âm nhạc, Trí thông minh Vận động, Trí thông minh Thị giác - không gian, Trí thông minh Giao tiếp, Trí thông minh Tự nhiên, Trí thông minh Nội tâm, nên nhà giáo dục cần căn cứ vào mỗi kiểu thông minh để cho trẻ những trải nghiệm, hoàn cảnh và cơ hội. Chúng ta biết rằng trẻ có sẵn năng lực nhất định ở mọi phương diện, nhà giáo dục có chắc đảm bảo trẻ có cơ hội tìm tòi mỗi loại trí thông minh hay không (không chỉ giới hạn ở những cơ hội mà giáo viên hay cha mẹ có thể dễ dàng tạo ra cho trẻ) đây là điểm hết sức quan trọng.

Với phương châm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”- cách tiếp cận giáo dục hiện đại mang đậm tính nhân văn, hệ thống trường mầm non Hoa Sữa đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực đem đến cho các bé những cơ hội tốt nhất để thành công trong học tập và vui chơi, để mỗi cá nhân trẻ được phát huy tối đa tiềm năng của mình và vươn tới thành công trong tương lai.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Videos Clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì khi đưa con đến trường

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây